Mùa đông ngày càng khắc nghiệt, hiện tượng hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng, nhiệt độ ngày càng giảm làm cho tình trang da khô, nhăn nheo, nứt nẻ. Điều này làm cho bạn cảm thấy khó chịu khi ra đường với tình trạng da xấu xí này, nặng hơn thế còn có thể gây nứt nẻ khiến bạn đau đớn. Vậy làm như nào để dưỡng da khô, trị da nứt nẻ và mùa đông hanh khô?
Cách trị khô da mặt và dưỡng da mùa đông
1.Nguyên nhân khiến da của bạn trở nên khô ráp, nứt nẻ vào mùa đông:
a. Thời tiết khiến da mặt bị khô sần nứt nẻ:
Do thời tiết mùa đông hanh khô lạnh, các tuyến bã nhờn gần như không hoạt động và sự chênh lệch giữa nhiệt độ và độ ẩm làm da mình bị mất nước, khô ráp gây ra lão hóa da.
b. Thói quen sinh hoạt có thể vô tình làm da mặt khô sần:
- Trang điểm và tẩy trang quá kĩ sẽ làm mất lớp chất béo của da.
- Tắm và rửa mặt bằng nước nóng quá lâu
- Không có thời gian chăm sóc da mặt, không tẩy lớp tế bào da chết…
2. Cách trị da khô nhăn nứt nẻ vào mùa đông:
Có thể trị nẻ da bằng những hành động chăm sóc da đơn giản, bỏ những thói quen xấu làm ảnh hưởng tới làn da và chăm chỉ đắp những loại mặt nạ dưỡng da giúp da chắc khỏe mịn màng.a. Loại bỏ những thói quen khiến da mặt khô ráp
- Nếu bạn hay tắm nóng lạnh thì bạn nên tắm nước vừa đủ ấm, không nên ngâm quá lâu vì lúc ấy bạn đã loại bỏ độ ẩm tự nhiên của làn da. Đây là cách để bạn tự trị da khô mùa đông.
- Nếu bạn đang sử dụng những loại kem dưỡng thì lời khuyên nhỏ là nên dùng loại dành cho baby vì kem dưỡng của người lớn thường chứa nhiều hóa chất làm da khô hơn.
- Và bạn nên khắc phục 1 số thói quen nữa như: hay liếm môi trong thời tiết hanh khô, nếu bạn hay phải ngâm tay trong nước thì nên dùng gang tay…
- Tập thể dục cũng sẽ giúp cho làn da của bạn tươi trẻ khỏe khoắn hơn.
- Bạn vừa tẩy trang làn da của bạn đang khô thiếu dưỡng chất thì bạn nên học cách trị da mặt khô sần tự nhiên bằng cách đắp các loại mặt nạ: mặt nạ dưa chuột, mặt nạ cà chua…để giúp tăng độ ẩm cho da của bạn.
- Ăn uống các loại rau củ quả có lợi cho việc giữ gìn làn da, uống ngày 2 lít nước để làm da của bạn trở nên mịn màng, căng tràn sức sống.
- Ngủ 7-8 tiếng 1 ngày, không thức quá khuya..cuộc sống lành mạnh giúp bạn khỏe khoắn, tươi trẻ, da không bị khô, xỉn màu.
b. Đắp mặt nạ dưỡng da giúp da khô nứt nẻ phục hồi và mịn màng hơn
Sau khi vừa tẩy da chết xong thì bạn nên đắp những loại mặt nạ giúp làn da của bạn phục hồi và tái tạo tế bào da mới nhé. Dưới đây là những loại mặt nạ hay sử dụng cho da khô sần, nứt nẻ:
- Cách trị khô da mặt bằng mặt nạ sữa chua: trong sữa chua có chứa axit lactic chính vì vây nó giúp bạn lột nhẹ lớp sừng và tái tại làn da mịn màng tươi trẻ.
Bạn chỉ cần đắp trực tiếp sữa chua lên mặt và để 20 phút, rửa với nước sạch. Vậy là bạn đã có 1 làn da mịn màng.
- Cách trị nẻ mặt mùa đông bằng mặt nạ bơ và sữa chua: Sự kết hợp giữa bơ và sữa chua sẽ đem lại cho làn da của bạn sự mềm mại và mịn màng vì bên trong quả bơ chứa vitamin A giúp lột bỏ tế bào da chết, thúc đấy sản xuất tế bào da mới. Kết hợp với sữa chua thì làn da của bạn càng mịn hơn. Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 loại này để lại mặt nạ riêng.
- Cách chữa nẻ mặt bằng mặt nạ mật ong + sữa chua + chuối chín: Công thức mặt nạ này giúp tăng cường độ ẩm cho da và còn xoa dịu da khi bạn bị cháy nắng nhé. Hãy thực hiện công thức này thường xuyên để có 1 làn da mịn màng nhé.
- Ngoài ra còn nhiều mặt nạ theo mùa khác giúp bạn trị da mặt khô sần nhanh chóng như: mặt nạ dưa leo. mặt nạ cà chua…. Các bạn hãy chăm sóc làn da của mình để có thể đón chào mùa hanh khô tới mà không hề lo ngại gì với thời tiết và môi trường nhé.
Cách trị môi khô nứt nẻ và mùa đông
Vấn đề cách trị môi khô nứt nẻ khiến cho các chị em đau đầu khi mùa đông đến. Vậy làm thế nào để trị môi khô nứt nẻ hiệu quả nhanh nhất? Câu hỏi này luôn được chị em phụ nữ quan tâm mỗi khi mùa đông đến và TopMeovat.Net sẽ chia sẻ cách giải quyết vấn đề trị da khô, trị môi khô giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi môi căng mọng quyến rũ.1. Tránh xa những thói quen khiến môi khô nứt nẻ vào mùa đông
a. Không thực hiện những hành động khiến môi khô nứt nẻ- Liếm môi: Khi đôi môi của bạn đang có dấu hiệu khô nẻ thì tuyệt đối không liếm môi nhé. Chính nước bọt sẽ làm môi chúng ta nhanh nẻ hơn.
- Hút thuốc: bạn không nên hút thuốc vì chính thói quen hút thuốc của bạn khiến da khô và nứt nẻ nhanh chóng đặc biệt là vào mùa đông.
b. Cân bằng độ ẩm cho da
- Bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể nhé, khoảng 2-2,5 lít/ngày.
- Sử dụng những sản phẩm dưỡng da bằng tự nhiên nhé để giúp cân bằng độ ẩm của da và môi.
c. Cẩn thận với sản phẩm làm môi khô nứt nẻ
- Những loại son môi hay son bóng bạn nên sử dụng những khi cần thiết thôi nhé, vì những loại son này tưởng chừng như che được khuyết điểm khi da khô nẻ nhưng thực tế chúng càng khiến môi của bạn khô nẻ hơn đấy. Bạn nên chọn những loại son môi có chứa Vitamin E và kem chống nắng theo mùa nhé.
- Để môi luôn mềm mại bạn không nên để dầu gội lưu lại trên khuôn mặt nhé. Dầu gội sẽ khiến môi bạn khô nhanh hơn.
- Tránh xa những loại mỹ phẩn khiến da và môi khô nứt nẻ nhé.
2. Cách trị nẻ môi mùa đông bằng những loại thực phẩm đơn giản
a. Cách trị môi khô nứt nẻ với dưa chuộtDưa chuột là quả có rất nhiều công dụng trong việc làm đẹp như làm trắng da, xóa mờ các vết nám… Ngoài ra, dưa chuột còn là giải pháp tối ưu cho đôi môi khô và làn da thiếu sức sống của bạn.
Nguyên liệu
- Dưa chuột: 1 quả
Cách làm
- Bước 1: Trước hết bạn rửa sạch dưa chuột, sau đó gọt vỏ và ép lấy nước.
- Bước 2: Bạn dùng bông thấm nước ép dưa chuột thoa đều lên môi 15 – 20 phút sau đó rửa lại với nước lạnh.
Dưa chuột sẽ giúp bạn loại bỏ phần da bong tróc bên ngoài, giúp bạn duy trì độ ẩm và giúp đôi môi luôn mềm mại. Bạn có thể dùng hàng ngày chăm sóc da mặt và môi nhé.
b. Cách trị nẻ môi vào mùa đông bằng mật ong
Đây là cách trị nẻ môi phổ biến và hiệu quả nhất được rất nhiều chị em sử dụng. Mật ong có tác dụng chăm sóc da, trị da khô hiệu quả, trị môi khô cực etốt và tạo được độ ẩm sâu cho làn môi để trông bạn quyến rũ, gợi cảm hơn.
Nguyên liệu
- Mật ong
Cách làm
- Bạn chỉ cần lấy một chút mật ong thoa nhẹ nhàng lên môi 3 lần/ngày.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp mật ong cùng glycerin để tạo thành hỗn hợp dưỡng môi chống khô nẻ môi hiệu quả. Nếu sử dụng cách này, bạn chỉ cần bôi hỗn hợp dưỡng môi trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy là được. Bạn sẽ cảm nhận được kết quả mà mật ong đem lại cho làn môi của mình ngay sau lần sử dụng đầu tiên hiệu quả như thế nào.
c. Cách trị môi khô nứt nẻ bằng dầu dừa
- Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, bạn có thể thoa trực tiếp lên môi khô mà không sợ có bất kì tác dụng phụ nào và sử dụng 3 lần/ngày để giữ độ ẩm cho môi. bạn cũng có thể trị da khô bằng dầu dừa nhé, bạn pha cùng với sữa tắm nhé.
- Ngoài dầu dừa bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu, dầu mù tạt, dầu thầu dầu để cải thiện tình trạng môi khô nứt nẻ của mình nhanh chóng để mỗi khi mùa đông về bạn có thể tự tin với đôi môi căng mọng, tràn đầy sức sống.
d. Cách trị khô môi bằng hoa hồng
Những cánh hoa hồng tươi không những giúp bạn điều trị da khô tận gốc mà nó cũng có tác dụng rất lớn đối với đôi môi đang khô ráp của bạn.
Nguyên liệu
- Cánh hoa hồng tươi
- Sữa tươi
Cách làm
- Bạn chỉ cần ngâm ít cánh hoa hồng tươi vào sữa 1 giờ, sau đó vớt ra nghiền thật nhuyễn.
- Thoa đều lên môi trong vòng 20 phút.
Áp dụng cách này 2-3 lần/ngày bạn sẽ thấy đôi môi đã mềm mại hơn rất nhiều.
e. Cách trị môi khô vào mùa đồng bằng đường
Thật khó tin nhưng những hạt đường ngọt lịm sẽ làm dịu đôi môi của bạn trong tích tắc và nếu kiên trì bạn có thể trị môi khô dứt điểm. Cách này chính là lấy đi tế bào chết cho môi giúp cho làn môi thêm mềm mại, bóng mịn mỗi ngày.
Nguyên liệu
- Đường: 1 thìa
- Mật ong: 1 thìa
Cách làm
- Bạn hãy trộn đều đường và mật ong sau đó thoa lên môi trong vòng 10 phút thì rửa sạch với nước ấm.
Cách trị nứt nẻ chân tay vào mùa hanh khô
Cơ thể con người già đi, nó không còn tạo được đủ chất dầu giữ cho da mềm nữa. Khi mùa khô đến, da không có lớp dầu bảo vệ nên bị mất hơi nước, khiến cho các tế bào bị khô đi, cuối cùng những đường nứt nẻ xuất hiện.Da chân da tay khô ráp, nứt nẻ là nỗi lo của chị em phụ nữ vào mùa đông hanh khô. Làm thế nào để trị khô da tay, da chân luôn là những câu hỏi được rất nhiều chị em quan tâm. Hôm nay thời trang TopMeoVat.Net sẽ mách cho chị em những bí quyết hữu ích cách trị nứt nẻ tay chân đơn giản mà hiệu quả.
Đôi bàn tay, bàn chân của chúng ta luôn luôn phải hoạt động, đặc biệt vào mùa đông tiết trời hanh khô làm cho chúng thô ráp, nứt nẻ,nhăn nheo, qua đó nó tố cáo sự thiết sức sống và già nua của bạn. Vì vậy bàn tay cần được chăm sóc thật chu đáo.
Nguyên nhân của việc da tay da chân khô sần nứt nẻ:
Thói quen sinh hoạt hàng ngày : chúng ta tiếp xúc với nước và xà phòng quá nhiều, tắm nước quá nóng sẽ làm cho da chân tay khô sần nứt nẻ bị mất đi độ ẩm tự nhiên, thường xuyên sử dụng máy sưởi ấm trong nhà cũng làm cho da khô, không chăm sóc da thường xuyên, thiếu nước trong cơ thể.
Tuổi tác: Khi tuổi càng cao da chúng ta càng trở nên mỏng hơn và khô hơn.
Thời tiết: Mùa đông hanh khô của chúng ta làm cho da tay da chân chúng ta bị thô ráp, nứt nẻ.
Những giải pháp giúp trị nứt nẻ chân tay:
Thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn có ảnh hưởng nhiều tới việc nứt nẻ tay chân.
Mùa đông nên uống đủ lượng nước để đảm bảo rằng cơ thể không thiếu nước. Nên uống khoảng 2-4 lít/ ngày.
Đeo gang tay khi dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ.. để bảo vệ tay của bạn không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất tẩy rửa hoặc các dụng cụ lau chùi. Nhưng cần lưu ý chỉ nên đeo trong khoảng 10-15 phút rồi cởi ra để tay không bị bí. Và sau khi tháo bỏ gang tay thì bạn nên rửa sạch tay và để khô, rắc chút phấn rôm giúp tay khô và mịn màng hơn.
Cách trị nứt nẻ tay chân bằng mật ong + dầu dừa: Mật ong được chị em tin dùng để làm đẹp với nhiều công dụng. Không chỉ nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong, mật ong là cách trị da mặt bị khô rất hiệu quả và còn giúp da tay da chân chống lại các vi khuẩn có hại do thành phần chất kháng khuẩn tự nhiên có trong mật ong. Dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn với 2 muỗng cà phê dầu dừa trộn thật đều rồi thoa lên tay chân để dưỡng da tránh khỏi khô nứt nẻ, bong tróc.
Cách dưỡng da tay chân bằng muối: Muối đơn giản, dễ kiếm tìm trong khu bếp của bạn, nó có tác dụng làm mềm da, diệt khuẩn. Bạn hãy ngâm chân ngâm tay trong 1 chậu nước muối ấm giúp thư dãn và làm mềm da, tẩy tế bào chết, tránh nguy cơ da khô nứt nẻ và bong tróc trước thời tiết giá lạnh và hanh khô.
Cách trị nứt nẻ chân tay bằng chanh: Tính axit có trong quả chanh sẽ loại bỏ những vùng da chết, tái sinh làn da mới. Bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với 1 chậu nước ấm rồi ngâm chân trong khoảng 15 phút, sau đó rửa với nước sạch. Lượng vitamin C trong tranh giúp da sánh mịn hơn và là chất dưỡng ẩm tuyệt vời.
Bạn hãy bỏ ra 10 phút hàng ngày để massage và dưỡng ẩm cho đôi tay, đôi chân của mình giúp cho làm da của bạn mềm mại và mịn màng hơn.
Cùng khám phá những cách trị khô da chân da tay các bạn nhé, sẽ có hiệu quả bất ngờ đấy. Chúc các bạn có 1 làn da mịn màng bằng các cách trị da khô nhé!
Đừng để vết thương tiếp xúc với nước
Bác sĩ Joseph, chuyên khoa về da nói: “Việc căn bản là phải tránh tiếp xúc với nước bằng mọi giá. Hãy nghĩ rằng nước là axít phá hủy bàn tay (chân) bạn. Khi bạn rửa tay chân, lớp dầu bảo vệ da cũng bị rửa đi mất. Vì thế, da bạn bị mất nước rất nhanh chóng, khiến tay chân càng khô hơn nữa”.
Dùng lotion
Các loại lotion – chất sền sệt đựng trong bình dành cho các phụ nữ bôi để tránh bị khô da, có bán tại hầu hết các nhà thuốc tây – đều có công dụng giữ cho da không bị mất nước. Chất này có tác dụng giống như dầu của cơ thể tiết ra để bảo vệ da vậy.
Hãy bắt đất với lotion; nếu vẫn chưa hết, hãy dùng chất bảo vệ da sệt hơn là kem dưỡng (cream). Sau cùng, có thể dùng chất sệt nhất là ointment (tất cả đều có bán tại các tiệm thuốc tây).
Khi dùng các loại trên, nên thoa trước một lớp mỏng, xoa đều, rồi thoa thêm một lớp nữa. Hai lớp mỏng sẽ bảo vệ tốt hơn một lớp dày.
Dùng tất và găng tay
Một đôi găng tay bằng vải hay bằng da có thể làm bàn tay nứt nẻ mau lành hơn. Tương tự, nếu bị nứt nẻ ở chân, bạn nên mang tất. Các vật dùng bằng vải hay da này bảo vệ tay hoặc chân bạn tránh khỏi sự cọ xát trong những động tác thường ngày. Chúng còn giữ cho tay chân không bị bẩn và nhờ đó không phải rửa thường xuyên. Nếu phải rửa bát hoặc làm vườn, hãy mang găng tay bằng cao su để ngăn nước thấm vào. Không nên mang găng cao su lâu quá vì như vậy da sẽ không đủ không khí; hơn nữa da tay lại toát mồ hôi, có thể gây nứt nẻ nhiều hơn.
Cách trị nẻ cho bé vào mùa đông hanh khô
Vào những ngày mùa đông gió se lạnh thì làn da mỏng manh của bé rất dễ bị khô, hai má bé sẽ đỏ ửng và nổi mẩn mẩn. Bằng dầu dừa và mật ong các mẹ sẽ giúp bé giữ ẩm được cho làn da giúp da bé không bị nẻ vào mùa lạnh nữa đấy. Hãy xem qua một số cách trị nẻ cho trẻ dưới đây nhé.1. Chữa nẻ cho trẻ bằng mật ong, dầu dừa hay sữa mẹ
Làn da của bé bé sơ sinh (hoặc lớn hơn) khá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị khô hơn, đặc biệt là trong tiết trời mùa đông. Nhìn hai má của con đỏ ửng lên như quả cà chua, da thì khô và đóng vảy không chỉ khiến bố mẹ khó chịu mà bản thân bé cũng thấy không thoải mái vì cảm giác ngứa và khô ráp.2. Chữa lành da khô nẻ mùa đông cho con trẻ bằng mật ong.
Hẳn các mẹ đều tò mò muốn biết, tại sao mật ong lại rất tốt để điều trị làn da khô nẻ và ngứa ngáy phải không? Lý do là vì mật ong chứa rất nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho làn da bé trở nên khỏe mạnh. Chúng cũng giúp bảo vệ các bé chống lại tia UV có hại trong ánh nắng mặt trời.Ngoài ra, mật ong cũng là một chất giữ ẩm tự nhiên giúp điều hòa độ ẩm trong làn da để chống lại tình trạng khô da. Bên cạnh đó nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ của mật ong còn giúp làn da mịn màng và làm giảm ngứa do da khô nữa đấy.
Nếu bé nhà bạn đang bị khô nẻ, tại sao bạn không thử chăm sóc con bằng biện pháp này xem sao! Mật ong sẽ phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô của bé, trong khi axit lactic có trong sữa như một loại kem tẩy tế bào chết mà không gây kích ứng cho bé để giúp hồi sinh làn da mới của bé. Sữa cũng giúp làn da của bé giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên của nó.
Theo cách này, mẹ bé hãy tắm cho con bằng sữa tắm mật ong nhé. Tắm sữa tắm mật ong thường xuyên sẽ giúp làm làn da bé trắng hồng và mịn màng.
Với những bé lớn tuổi hơn, mẹ bé có thể hướng dẫn bé tự ngâm chân trong nước sữa mật ong này hoặc nằm ngâm mình trong một bồn tắm ấm áp có chứa sữa nguyên chất (khoảng 1 cốc) và mật ong (2 muỗng canh) trong ít nhất 15-20 phút. Sau đó lấy khăn mềm chà xát nhẹ nhàng cơ thể bạn. Áp dụng kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm để giúp da bé mịn màng.
3. Cách trị nẻ cho bé vào mùa đông bằng mật ong và bột yến mạch
Bột yến mạch là một biện pháp khắc phục hiệu quả cho những bé bị khô nẻ trầm trọng vì nó giúp nhẹ nhàng làm tróc da chết và chữa lành các mô da. Giống như mật ong, bột yến mạch cũng được coi là một chất giữ tuyệt vời cho làn da bé.Bạn có thể kết hợp 2-3 muỗng canh mật ong trộn với ½ cốc bột yến mạch chưa nấu chín vào trong một cái bát. Thêm 2 muỗng canh nước hoa hồng và tiếp tục trộn đều. Lúc này, bạn nên lây lan hỗn hợp mật ong và bột yến mạch trên cả hai chân, 2 tay của bé nếu bé bị nẻ tay chân nhé. Đợi 10 phút và nhẹ nhàng chà chân tay của bạn rồi rửa lại bằng nước ấm.
Mẹ bé không nên sử dụng nước nóng để rửa cho con vì nó sẽ lấy đi lớp dầu bảo vệ làn da tự nhiên và khiến da bị khô, ngứa. Thấm cho con bằng khăn mềm để kết thúc quá trình chăm sóc da khô nẻ bằng cách này.
Nếu bé nhà bạn bị nẻ ở mặt tiền, bạn hãy tăng gấp đôi số lượng của công thức này để chà xát cho bé. Mẹ bé nên sử dụng biện pháp này 1 lần một tuần để phục hồi làn da khô nẻ của bé nhé.
4. Trị nứt nẻ cho trẻ sơ sinh bằng mật ong và dầu dừa, dầu hạt hướng dương
Dầu dừa là một loại thuốc trị khô nẻ và ngứa da tuyệt vời nhất cho bé. Chúng không chỉ giúp làm dịu làn da bị kích thích mà cũng ngăn ngừa tình trạng làn da bị nhiễm vi khuẩn. Hơn nữa, dầu dừa sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông và có thể giúp dễ dàng hấp thụ vào da.Dầu hạt hướng dương cũng giàu axit béo thiết yếu và cũng được biết đến với lợi ích giữ ẩm các mẹ à. Nó cũng thực sự tuyệt vời cho việc dưỡng ẩm làn da nhạy cảm và khô nẻ ở bé đấy. Chị em có thể mua các loại dầu này ở siêu thị nhé.
Theo đó, cho ¼ chén dầu dừa vào trong một chiếc bát chịu nhiệt trên một chảo nước sôi. Từ từ khuấy đều 1 muỗng canh dầu hạt hướng dương, 1 muỗng canh mật ong tinh khiết, 2 muỗng dầu dừa đã nấu chảy. Trộn tất cả các thành phần trên với nhau cho đến khi trộn đầu thì lập tức bắc ra bếp để lạnh. Sau đó rót chúng vào một chiếc lọ để tiện lấy ra sử dụng cho bé yêu chị em nhá.
Mẹ có thể thoa một số lượng kem dưỡng ẩm vừa tự chế và massage nhẹ nhàng lên da sau khi tắm cho bé nhà bạn.
5. Cách tránh cho bé không bị nẻ vào mùa đông
Cách chăm sóc làn da cho béTrước hết bạn nên cắt giảm thời gian tắm cho bé. Bởi nếu tắm quá lâu, lớp dầu tự nhiên trên da bé sẽ bị trôi mất, da bé dễ bị mất nước và trở nên khô ráp. Nếu bạn thường tắm cho bé khoảng 20 phút mỗi lần, thì giờ, nên giảm xuống còn khoảng 10 phút.
Bạn nên dùng nước ấm cho bé (tránh nước quá nóng) và tạm thời ngừng sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm cho bé (chỉ nên dùng dầu gội có dưỡng chất thiên nhiên).
Chọn quần áo mềm mại cho bé: Do mùa đông lạnh nên nhiều bà mẹ thích dùng quạt (đèn) sưởi để giữ ấm cho bé. Điều này sẽ khiến da bé bị khô và dễ tổn thương nếu phải mặc trang phục quá cứng.
Nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng có thể khiến da bé bị khô. Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé (không xả nước máy trực tiếp khi tắm).
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Bạn không nên để nhiệt độ trong phòng bé quá khác biệt với nhiệt độ thực tế ngoài trời (tránh để điều hòa nóng hoặc lò sưởi trong phòng bé ở nhiệt độ cao). Điều này sẽ khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc khi ra ngoài đột ngột. Nếu có việc phải đưa bé ra ngoài, bạn nên tắt các thiết bị sưởi trong phòng bé trước đó khoảng 15-20 phút để cơ thể bé quen dần với nhiệt độ môi trường.
Chú ý giữ ấm cho vùng tay chân hoặc vùng mặt bé khi ra ngoài: Gió lạnh là kẻ thù làm khô da bé nhanh nhất.
Xoa kem dưỡng da cho bé: Bạn nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành cho bé và massage cho bé hàng ngày. Kem sẽ giúp da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám
Da bé bị khô, ngứa kèm theo những mảng đỏ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chàm bội nhiễm ở bé.
Một vài trường hợp chứng khô da ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Chứng bệnh này được biểu hiện bằng những lớp vảy được xếp trên da bé.
Da bé bị chảy mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù hoặc bị nứt nẻ quá mức.
Trẻ sơ sinh tuy có đầy đủ các cơ quan như người lớn nhưng hoàn toàn không phải là một người lớn thu nhỏ. Các cơ quan trong cơ thể bé còn rất non nớt và dễ bị tổn thương do chưa thể hoạt động hoàn hảo như người lớn. Cấu trúc của một số cơ quan cũng chưa hoàn chỉnh. Da của trẻ em cũng vậy.
Nếu da của cơ thể trưởng thành có độ đàn hồi cao nhờ một hệ thống những sợi collagen thì da của trẻ cũng có độ đàn hồi ấy, tuy nhiên những sợi collagen này nhỏ hơn rất nhiều lần, chức năng chống chọi với mọi tổn hại cũng thấp hơn nhiều lần so với người lớn. Đặc biệt, da của trẻ chưa có lớp bã nhờn, đây là điểm khác biệt rất quan trọng so với da của người lớn.
Chính các đặc điểm trên làm cho da bé dễ bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh và khô hơn người lớn. Các bé sẽ nhanh chóng bị khô da và môi ngay khi trời chuyển lạnh. Đặc biệt là mùa đông ở miền Bắc, các bé thường bị nẻ má và môi.
Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân. Không riêng gì môi, nhưng bé có dùng tã, trong giai đoạn này rất dễ bị hăm tã. Vết hăm có thể ăn sâu vào da khiến bé luôn bứt rứt và không ngủ ngon được.
Phòng ngừa nẻ và chăm sóc da cho bé đúng cách
Phòng ngừa và điều trị khô da cho bé không khó nếu mẹ chú ý hơn khi chăm sóc da cho bé hàng ngày. Trong mùa lạnh, bé nên được lau bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng không chà xát kỳ cọ mạnh lên vùng da bị khổ nẻ, nhất là những nơi đã bị hăm, nứt nên được vệ sinh sạch sẽ.
Cần chú ý nước tắm cho bé phải là nước ấm vừa phải, không nên nghĩ rằng trời lạnh thì cần nước nóng hơn bình thường. Vì nước quá nóng cũng là nguyên nhân làm cho da bé mất nước nhiều hơn.
Khi tắm cho bé không nên lạm dụng xà phòng, vì hoạt chất tẩy rửa của chúng càng tẩy mất chất nhờn trên da nhanh hơn, điều này càng làm da thêm khô. Có thể pha vài hạt muối vào nước ấm, độ muối thật loãng vừa giúp da sạch sẽ vừa ngăn ngừa cho da của bé không bị nhiễm khuẩn côn trùng cắn đốt. Cần xem trọng việc bổ sung nguồn vitamin cần thiết cho da bằng cách ăn nhiều rau quả tươi.
Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể hàng ngày, khi trẻ bị khô da, các bà mẹ cần sử dụng thêm những loại thuốc bôi chống khô da. Tuy nhiên chú ý chọn những loại thuốc không chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo mùi để tránh gây dị ứng cho da trẻ.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hóa dược có công dụng phòng và chữa khô da. Thế nhưng các bà mẹ cần biết chỉ nên chọn những loại có chứa Lanolin. Vì Lanolin là một chất dưỡng ẩm da được chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng giữ nước cho da mà vẫn cho phép da “thở” được.
Như trên đã nói, mùa lạnh là mùa bé dễ bị hăm tã nhất. Trời lạnh nên mẹ thường cho bé dùng tã cả ngày lẫn đêm để bé khỏi bị ướt lạnh, và cũng vì sợ lạnh mà mẹ không dám thay tã thường xuyên cho bé. Để phòng ngừa hăm tã, các bà mẹ nên nhớ dùng thuốc mỡ ngừa hăm bôi lên khắp vùng quấn tã và nhớ bôi thường xuyên trong mỗi lần thay tã. Ngoài ra, sau khoảng 4 tiếng nên thay tã cho bé 1 lần. Nếu bé bị hăm ở các nếp gấp như nách, cổ, kẽ tay chân, bạn cũng có thể dùng thuốc mỡ để điều trị.
Chỉ với vài cách đơn giản từ những nguyên liệu thiên nhiên các mẹ sẽ giúp bé có một làn da mịn màng, mềm mại vào những ngày mùa đông đấy nhé.
Chúc các bạn có những làn da tươi tắn, căng mọng, mịn màng vào mùa đông sắp tới!!
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét